BỆNH TRÊN CÂY MAI VÀNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ: ĐỐM HỒNG, THÁN THƯ, CHÁY LÁ, VÀNG LÁ,..

Mai vàng là loài sống ngoài tự nhiên và rất khỏe mạnh, nếu được sống trong môi trường tự nhiên cây sẽ tự sinh tồn theo quy luật của thiên nhiên. Cây mai vàng có thể chịu được thời tiết rất khắc nghiệt, khô cằn sỏi đá. Chỉ có điều cây mai vàng không chịu được ngập úng, cây sẽ chết từ từ. Do cây mai rất khỏe nên khi mắc bệnh cây mai vàng sẽ không chết ngay mà chết từ từ. Bệnh trên cây mai vàng không khó trị và không khó phát hiện. Chỉ cần chăm sóc kỹ, phòng ngừa tốt thì cây sẽ rất ít bệnh, bệnh trên cây mai vàng sẽ không có cơ hội phát triển.

Cách tốt nhất là ngừa bệnh đừng để mai bị bệnh, bệnh cây mai vàng có thể có rất nhiều nguyên nhân: do thiếu dinh dưỡng, thừa dinh dưỡng, môi trường, vi khuẩn, thiếu nắng, dư nước.......

Sau đây là một số bệnh thông dụng và hay gặp trên cây mai vàng.

1. Bệnh nấm Hồng trên cây mai vàng (Bệnh âm thầm nhưng tác hại lớn nhất và gây hậu quả nghiêm trọng.)

Đây là loại bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng tác hại của bệnh nấm hồng trên cây mai vàng là vô cùng lớn, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế cũng như giá trị cây mai vàng. Bệnh nấm hồng trên mai vàng. Bệnh nấm hồng thường tấn công trên cành và thân nhỏ, thứ cấp , thường là những cành ngón tay trở xuống của những  cây bị thiếu duy dưỡng, bị lão hóa, già cỗi. Đặc biệt là những cây vô kẽm, nứt thân, khô thân và bị trồng ở vùng ẩm lâu năm, những cành không tiếp xúc với anh sánh. Trên lớp vỏ thân, cành xuất hiện những sợi tơ màu đỏ hồng li ti rất mịn,mắt thường có thể nhìn thấy, sợi nấm tấn công vào mạch nhựa, làm khô và làm nghẽn nhựa dẫn tới cành bị khô, bị chết nhát.Các đốm nấm hồng sẽ lan ra thành từng mảnh như rêu và làm chết lớp vỏ cây tại điểm đó, Nếu không phát hiện sớm, có thể làm chết cả cây do nhựa không được luân chuyển trong cây.Bệnh nấm hồng thường phát triển mạnh vào đầu năm và  mùa mưa và tấn công vào cây mai quanh năm nếu môi trường có độ ẩm cao.Thường là những cây mai mua ở chợ hoa xuân về để 1,2 tháng đầu là cây sẽ bị bệnh rất nặng nếu cây bị nhiễm từ trước. Dẫn đến người mua về trồng hoài nhưng sao cây không phát triển được.

Dưới đây là hình của bệnh nấm hồng trên mai sau khi đã được trị khỏi nhưng để lại tác hại vô cùng lớn cho cây mai của chúng ta.



Các loại thuốc phòng trị:

Chủ yếu là thuốc gốc Đồng: Nano đồng rửa vườn HLC, Đồng đỏ, Validan, Anvil, Aliette, Coc85,


Cách tốt nhất là phòng ngừa định kì bằng chế phẩm Nano đồng rửa vườn HLC vừa an toàn cho nhà vườn, vừa an toàn cho cây trồng, ngoài ra sản phẩm còn giúp bóng lá, mướt lá, xanh bền hơn.



Nếu cây bị nặng bạn có thể pha thuốc với liều gấp 3 lần trên bao bì và phun hoặc quét đặc trực tiếp lên vết bị nấm hồng cách nhau 5-7 gày/lần. Thường thì quét 1 và 2 lần sẽ hết ngay. Dưới đây là hình ảnh để nhận biết cây bị nấm hồng, lá cây sẽ bị hóa cẩm thạch.



 

2. Bệnh cháy lá trên cây mai vàng.

Bệnh cháy lá trên mai vàng là bệnh rất dễ phát hiện nên có hướng điều trị kịp thời. Ban đầu lá mai vàng sẽ bị cháy (khô) từ rìa lá, mép lá, rồi sau đó vết khô sẽ lan rộng ra theo rìa lá. Nguyên nhân thường do những cây phát triển yếu, bộ lá mỏng, bộ rễ kém hoạt động nên thiếu chất dinh dưỡng, lá mai vàng bị mỏng, hoạt động kém nên khô và rụng sớm. Trường hợp bệnh nặng còn làm cho khô đỉnh cành và cành bị teo tóp và chết dần.

Bệnh này tốt nhất là phòng trừ, nhưng nếu bệnh phải phun thuốc nhiều lần để trị rất tốt kém. Bạn nên bổ sung thêm trung và vi lượng cho cây hàng tháng để cây có bộ rễ và lá khỏe mạnh, nhằm tạo cho cây sức đề kháng tốt để phòng tránh bệnh trên. Bạn có thể tìm hiểu về trung và vi lượng trên internet

Cách trị bệnh cũng như nấm hồng hoặc các loại thuốc gốc đồng (tương tự nấm hồng). Thuốc chỉ có thể làm ngưng quá trình phát triển và lây lan của bệnh lên các lá khác, lá đã bị rồi thì không thể xanh tốt như cũ được.

3. Bệnh thán thư trên mai vàng

Bệnh thán thư trên mai vàng thường phát triển mạnh vào mùa mưa, do vi khuẩn gây ra,Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một điểm thối nhũn trên là sau đó bắt đầu lan rộng ra, và nhiều điểm khác xuất hiện trên bề mặt lá.Phần đó sẽ bị khô vào lúc nắng và lá sẽ bị thủng từng lỗ. Bệnh phát triển nhanh và lây lan rất mạnh nếu môi trường ẩm hoặc mưa kéo dài. Nếu không phát hiện kịp thời và phòng trị sẽ gây mất dinh dưỡng rất nhiều cho cây, ảnh hướng đến tàn lá và sẽ ảnh hưởng đến hoa rất nhiều.

Bệnh này xuất hiện trong điều kiện môi trường ẩm thấp, mưa nhiều, không nắng, mật độ cây quá dày đặc. Vườn ít gió lùa cũng là một nguyên nhân.

Bà con có thể sử dụng bộ đặc trị nấm khuẩn 
Nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua HLC pha theo chỉ dẫn phun phòng ngừa định kỳ 10-15 ngày/lần, còn trị bệnh bà con phun kép 2-3 lần cách nhau 3-5 ngày.



Đây là sản phẩm sạch, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản, an toàn khi sử dụng, không gây độc hại đối với cây trồng như các thuốc BVTV hóa học (không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản sau thu hoạch). Trong trường hợp sử dụng quá liều lượng, nano bạc, đồng không gây tác dụng phụ (không làm xoăn lá, cháy lá, không làm rụng hoa và quả non, không gây ngộ độc cho cây). Sử dụng chế phẩm sẽ nano giúp bà con giảm chi phí đầu tư và ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người lao động và chất lượng sản phẩm thu hoạch.

4. Bệnh rỉ sắt trên mai vàng

 Bệnh rỉ sắt trên mai vàng thường xuất hiện trên bề mặt lá có những đốm nâu như rỉ sắt, sau đó bệnh sẽ lan rộng ra, lây lan trên các lá khác, bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến phát triển và tâm sinh lý của cây mai vàng, nhưng bệnh rỉ sắt ảnh hưởng trực tiếp đến lá mai, làm lá già và rụng sớm sẽ làm mai ra hoa sớm. Thời tiết nóng ẩm và trời nắng sẽ làm bệnh rất dễ phát sinh và lây lan.

Tốt nhất vẫn là phòng bệnh, luôn để cây trong điều kiện và trong môi trường thoáng mát, phun Nano bạc đồng & nano đồng oxyclorua ngừa định kì. Nếu cây bệnh có thể dùng cách điều trị như bệnh thán thư.

5. Bệnh đốm rong

Bệnh này xuất hiện các đóm nhỏ như rong bám trên lá, không ảnh nhiều đến cây, chỉ làm cây giảm quang hợp nên và giảm dinh dưỡng. Khi phun ngừa hoặc điều trị các bệnh khách thì bệnh này cũng tự khỏi.

6. Bệnh đốm trắng và đốm đồng tiền

Trên thân xuất hiện các đốm trắng và lan dần, các đốm lâu năm sẽ to bằng đồng xu, phần bị bệnh sẽ màu trắng nổi dày lên.Nhìn là phát hiện ngay. Vì đây củng là một dạng nấm nên chỉ cần phòng ngừa và điều trị như nấm hồng. Ra cửa hàng bảo vệ thực vật gần nhất mua loại thuốc đặc trị sẽ hết ngay.

Nếu muốn nhanh và sạch hơn, hãy chà sạch các vết đó trên thân, sau đó xịt thuốc như vậy sẽ mau hết và cây sẽ khỏe và đẹp hơn.

7. Bệnh vàng lá - nổi gân xanh

Hầu hết nhà vườn nều đều bị vấn đề này, có vườn bị ít, bị nhiều. Cây ra tất cả lá non hoặc 1 phần lá non đều có màu vàng nhạt, lá rất mỏng và nổi gân xanh.Khi lá già vẫn có màu đó.Hiện tượng này sẽ làm cây không thể phát triển khỏe mạnh và ra hoa được, cây chỉ sống chứ không phát triển.Chăm sóc mai vàng sẽ chụp hình chi tiết và gửi lên để các bạn tham khảo.

Nguyên nhân chủ yếu là do cây thiếu dinh dưỡng trầm trọng, rễ bị tổn thương. Thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài và không được cung cấp đầy đủ.(Có thể do cây bị úng nước)

Cách phòng bệnh: luôn chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng cho cây, kể cả cây mới trồng,thay phân cho cây hàng năm nếu chậu nhỏ.Nếu cây có hiện tượng bị 1 vài lá thì phải xử lý ngay, không được chặm trễ dẫn đến cây suy nhược.

Cách trị bệnh: mỗi nhà vườn đều có cách trị riêng, nhưng xoay quanh những yếu tố sau: tạo môi trường mới hoặc môi trường tốt hơn cho rễ cây mai vàng hoạt động(thay phân, xới đất, thoát nước cho cây). Cung cấp thêm các chất vi lượng cho cây một cách từ từ, cung cấp chất điều hòa sinh trưởng giúp cây hồi phục bộ rễ. Ví dụ: Chỉ tưới B1+ root2 để lá cây dần xanh lại,bộ rễ phục hồi, tưới liên tục vài tuần. Các chất tưới sẽ bao gồm các thành phần trong đó như zn,mg,ca..... để bổ sung cho cây xanh tốt trở lại.

8.Bệnh nứt vỏ trên thân cây mai vàng.

Có 2 dạng bệnh: Một là do cây bị khô vỏ, thiếu nước và dinh dưỡng và nứt gọi là nứt vật lý. Hai là bị nứt thân do bệnh- một loại nấm gây ra

Đối với cây bị nứt vật lý thường do rễ phía dưới bị chết dẫn đến nứt trên thân, các cây mới bứng về bị nắng chiều rọi trực tiếp vào, rễ không phát triển nên vỏ bị khô nứt. Nếu cây bị như thế nào thì không còn các chữa trị nữa. Xem như cây đó bị mất phần vỏ ở đó. Chúng ta có thể chăm để cây phát triển tốt nhờ phần thân còn lại

Đối với cây mai vàng bị nứt thân do nấm bệnh thì rất khó trị và lây lan rất nhanh. Toàn bộ cây và làm cây chậm phát triển, suy yếu, còi cọc. Đối với những cây mai dạng này chúng ta có thể dùng thuốc đặc trị của cao su, chôm chôm sau đó quét lên toàn thân cây. 3 Ngày quét lần và quét trong 3 lần. 

9. Hiện tượng lá nhạt, mỏng, cây không phát triển.

Rất nhiều người chụp hình hỏi tôi nhưng thật chất đây không phải là một loại bệnh mà là do cây bị úng, thiếu hoặc thừa dinh dưỡng hoặc nước. Dẫn đến hiện tượng cây phát triển rất yếu, lá nhợt nhạt. Thậm chí cây chết dần. Từ cây yếu như thế thì các loại nấm bệnh sẽ tấn công làm cây chết luôn.
 

Lưu ý chung: Đối với những bệnh trên lá mai vàng, trị bệnh chỉ giúp bệnh không phát triển tiếp, không lây lan qua lá khác và lá non sau này. Nhiều người hỏi: tại sao tôi xịt hoài lá vẫn không hết, nên tôi giải đáp thắc mắc luôn ạ, Cây không lây nữa đã là hết bệnh. Lá non ra không bị bệnh nữa là ổn.

Quan trọng là cung cấp đầy đủ cân đối dinh dưỡng cho cây trồng.

Nguồn tham khảo: 
http://chamsocmaivang.com/

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger