BỆNH THỐI THÂN, THỐI GỐC HẠI DƯA LƯỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh thối thân thường gặp ở dưa lưới chủ yếu có nguyên nhân từ các loại nấm bệnh có trong đất, hạt giống và nguồn nước tưới. Loại nấm Thielaviopsis, Fusarium solani f.s. phaseoli, Rhizoctonia solani Kuhn Pythium spp,… thường gây ra bệnh thối thân bằng cơ chế ký sinh và phá vỡ kết cấu, hệ miễn dịch của thân cây. Bệnh này thường phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, mưa nhiều hoặc thời tiết quá nóng và quá lạnh.
Bệnh thường xuất hiện và gây hại trên cây dưa lưới từ giai đoạn đậu và tỉa quả, chọn quả xong. Đặc biệt gây hại nặng ở giai đoạn quả lên vân lưới.

2. Triệu chứng:

Ở giai đoạn đầu của bệnh thối thân phần gốc của cây dưa lưới bắt đầu xuất hiện các chấm trắng, đỏ hoặc đen. Sau đó chúng lan rộng ra toàn bộ phần thân cây, đặc biệt là cổ rễ và gốc khiến cây bị héo rũ do phần thân bị hỏng không cung cấp đủ dưỡng chất và nước.

Một số biểu hiện bệnh trên thân và gốc
Khi chuyển nặng các vùng nấm bắt đầu lan mạnh, thân cây chuyển sang màu vàng sậm hoặc nâu, bề ngoài có vẻ khô cứng nhưng khi ấn lại mềm nhũn và sũng nước, lá cây khô héo chuyển sang màu vàng úa. Trong giai đoạn cuối thân cây sẽ xuất hiện các lớp mốc phủ bên ngoài, màu sắc tùy thuộc vào loại nấm gây bệnh.

  

3. Tác hại:

Bệnh thối thân, thối gốc lan truyền và tốc độ chuyển bệnh khá nhanh, thường chỉ trong vòng 1-2 tuần nếu không được xử lý kịp thời có thể để lại hậu quả như: Làm chết toàn bộ cây, hạn chế khả năng ra hoa kết trái của cây, chất lượng quả không đạt kích thước và độ ngọt do thiếu dinh dưỡng.
Nếu gặp điều kiện mưa ẩm sau đó nắng to thì cây sẽ bị chết rất nhanh trong vòng một ngày.


 

4. Biện pháp phòng trị:

4.1 Biện pháp canh tác:

- Xử lý kỹ đất hoặc giá thể trước khi trồng cây bằng vôi bột 70-100kg/1000m2 và các loại thuốc trừ nấm bệnh thông thường khác.
- Trồng dưa vào mùa vụ thích hợp, trồng với mật độ hợp lí tránh trồng quá dầy. Nếu đất đã bị nhiễm bệnh nặng cần được luân canh với cây trồng khác họ trong khoảng 1-2 năm để hạn chế nguồn bệnh.
- Chọn giống có khả năng chống chịu với nấm bệnh
- Khơi thông hệ thống tiêu, thoát nước trong vườn để hạn chế tình trạng nước đọng khi trời mưa to.
- Duy trì đủ ẩm cho vườn cây, tránh tình trạng tưới quá nhiều nước.
- Trồng cây với mật độ vừa phải để đảm bảo độ thông thoáng cho vườn cây (mùa nắng trồng dầy, mùa mưa trồng thưa).
- Khi tỉa lá chân và tỉa chèo cần lưu ý như sau:
+ Mùa nắng tỉa toàn bộ phiến lá chừa lại cuống lá
+ Mùa mưa ẩm độ cao tỉa lá chân theo kiểu lá nhện (trên mỗi lá để lại một ít phần thịt và phiến lá) để lá không bị khô và thối.
+ Không tỉa lá chân và tỉa chèo sát vào thân cây
Bón phân cân đối (đặc biệt là đạm và kali) từ đó giúp cây tăng khả năng chống chịu với nấm bệnh gây hại

 

4.2 Biện pháp sinh học:

- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm vết bệnh (đặc biệt là từ giai đoạn tỉa quả, chọn quả xong đến giai đoạn quả lên vân lưới). Đây là giai đoạn mẫn cảm nhất với bệnh.
- Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành dùng Nano Bạc đồng+Nano đồng Oxyclorua quét đậm đặc trực tiếp lên vết bệnh 2-3 lần cho khô. Lưu ý, quét Nano Bạc đồng trước, sau đó quét Nano đồng Oxyclorua sau. Thường xuyên kiểm tra vườn nếu gặp độ ẩm cao thì vết bệnh sẽ ướt trở lại do đó cần tiếp tục quét.
- Ngay sau khi tỉa lá chân và tỉa quả, chọn quả xong tiến hành dùng Nano bạc đồng+Nano đồng Oxyclorua phun đều lên toàn bộ cây để phòng ngừa các loại nấm khuẩn xâm nhập vào vết thương cơ giới do việc cắt tỉa tạo ra.
- Định kỳ 7-10 ngày dùng bộ đôi Nano Bạc đồng+Nano đồng Oxyclorua phun phòng một lần.
- Để phòng bệnh dùng bộ ba Trichoderma Bacillus, EM Root, EM HLC chạy gốc định kỳ 15-20 ngày/lần.
- Để tăng khả năng chống chịu của cây, sử dụng Nano Silic phun hoặc tưới gốc để giúp cho thành vách tế bào dầy, cây khỏe và tăng cường dẫn truyền các chất dinh dưỡng được tốt hơn.
Trên đây là kinh nghiệm thực tế của Giám đốc Kỹ thuật Công ty Cổ phần HLC Hà Nội . Kính chúc bà con có nhiều vụ màu bội thu!

Nguồn: ThS. Đoàn Công Nghiêm-GĐ Kỹ thuật Công ty Cổ phần HLC Hà Nội
---------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc, bà con hãy để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ ngay HLC để được tư vấn:
Công ty CP HLC HÀ NỘI
Hotline:0399 156 166 - 0707 888 666
CN Miền Bắc: 268 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội.
CN Miền Nam: Số 32, Đường HT26, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
 
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger