Chè - cây trồng chủ chốt đối với người dân của các vùng như Tây Nguyên, Phú Thọ, Sơn La...
Nhưng để trồng ra được những búp chè non, có những tách trà có hương vị say lòng người như thế thì không mấy dễ dàng. Do chịu bởi nhiều yếu tố khác nhau nên việc trồng chè hiện nay cũng đang gặp không ít những khó khăn như chè phát triển chậm, số búp ít, bộ rễ phát triển kém sâu bệnh phát triển nhiều. Trong đó một vấn đề hiện đang gặp nhiều ở khu vực trồng chè đó là hiện tượng nấm trên chè. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cách khắc phục như thế nào thì mời các bạn đọc qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây nên bệnh nấm tóc trên cây chè
- Qua nghiên cứu cho thấy nấm tóc là loại bệnh do nấm gây nên.
- Biểu hiện của cây chè trước khi để biểu hiện ra các sợi nấm tóc trên cây đó chính là hiện tượng rụng lá, cành chè khô. Lá cây chè có thể bị rụng trước khi phát hiện ra nấm từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu không kịp thời phát hiện và phòng trừ không những gây hại trên búp chè mà cành cây sẽ bị khô, thậm chí sẽ dẫn đến chết cây.
- Để nấm có cơ hội phát sinh phát triển ở cây chè phần nào cũng phải nói đến điều kiện canh tác. Đó chính là trong quá trình canh tác do sử dụng các loại phân hóa học nhiều, làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ sinh vật trong đất. Giúp cho các nấm bệnh dễ tấn công và gây hại.
2. Cách phòng ngừa và khắc phục bệnh nấm tóc trên cây chè
2.1. Thay đổi phương thức canh tác cho cây chè
- Khi cây chè đã bị nấm tóc tấn công chắc hẳn môi trường đất đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Nên trước tiên cần phải phục hồi lại môi trường đất sao cho khỏe, hệ vi sinh vật có thể hoạt động mạnh mẽ hơn nữa. Vậy thì cần hạn chế tối việc sử dụng các loại phân hóa học, chuyển sang dùng các loại phân xanh, phân vi sinh, các chế phẩm sinh học để bổ sung thêm cho đất các chủng nấm, vi khuẩn hỗ trợ phòng ngừa lại các nấm gây bệnh trên cây.
- Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm các dòng phân hữu cơ để cải tạo hệ đất, tạo sự thông thoáng và kích thích cho hệ rễ phát triển.
2.2. Dọn sạch tàn dư mầm bệnh khi chè có hiện tượng và đã nhiễm bệnh nấm tóc
- Khi lá, cành rụng xuống cần phải thu gom các cành, lá bị sâu bị bệnh đi tiêu hủy khỏi khu vực trồng.
- Bởi chè là cây lâu năm nên tránh tình trạng để nấm bệnh sinh sôi từ vụ này qua vụ khác. Bởi có thể ở thời tiết nấm bệnh sẽ không gây hại, không phát sinh, biểu hiện ra ngoài thế nhưng khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi có thể gây đến những hậu quả không ngờ gây thiệt hại lớn đến các hộ trồng chè.
2.3. Sử dụng chế phẩm sinh học:
Bà con sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua HLC phun phòng hoặc khi cây có biểu hiện bệnh phun ít nhất 2 lần tỉ lệ 500ml chế phẩm nano bạc đồng + 500 ml chế phẩm nano đồng oxyclorua pha cho 200 lít nước phun trị bệnh, pha với 300 lít nước phun ngừa bệnh. Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua HLC vừa mang lại hiệu quả phòng ngừa nấm bệnh tốt, mà còn an toàn, không độc hại cho con người và môi trường, không gây tồn dư.
2.4. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
- Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được xem như biện pháp cuối cùng vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tuy hiệu quả nhanh, thấy được ngay sau đó thế nhưng kèm theo đó là những ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường đấy, đến cây chè và hơn nữa là chất lượng chè sau này.
- Khi cây đã bị nấm gây hại nặng thì có thể sử dụng các loại thuốc hóa học sau đây:
- Copper Oxychlorid + Streptomycin hoặc Imibenconazole hoặc Cuppous cho cây chè. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng, dùng ít nhất 2 lần, mỗi lần xịt cách nhau 7-10 ngày.
Nguồn: camnangcaytrong.com