BỆNH HÉO RŨ VÀNG LÁ PANAMA HẠI CHUỐI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH PANAMA

Bệnh héo rũ Panama của chuối do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây.Đây là một loại bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chuối.

Triệu chứng:



Cây chuối bị nhiễm bệnh Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già bên dưới sau lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.

Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển chung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi.

Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho cây bị vàng héo.

 

Đặc điểm phát sinh gây hại

Nấm Fusarium oxysporum f. sp. Cubense (FOC) tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh.

Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch dẫn làm cho cây bị vàng héo.

Biện pháp phòng trừ:

Lên liếp cao hình mai rùa giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Những vườn nằm ở vùng trũng nên có hệ thống mương rãnh sâu, để rút bớt nước trong vùng rễ của cây xuống mương rãnh vào mùa mưa.

- Nên chọn đất có độ pH hoà và hơi kiềm để trồng chuối.

- Tuyệt đối không lấy cây con ở những vườn đã bị bệnh làm giống cho vườn khác, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.

 

- Quá trình chăm sóc không làm đứt rễ chuối, để hạn chế “cửa ngõ” xâm nhập của nấm từ bên ngoài vào trong cây.

- Những vườn thường bị bệnh, những vườn thường ẩm ướt không nên trồng những giống dễ bị bệnh như chuối xiêm, chuối già hương.

- Không nên bón quá nhiều phân đạm, phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường phân chuồng đã được ủ mục bằng Trichoderma, bón vôi bột để khử chua cho những vườn đất bị chua phèn.

- Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide...

- Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất.

- Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh.

- Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP...

- Vài tháng một lần, có thể dùng một số loại thuốc hột như: Diaphos 10G; Gà nòi 4G; Vibasu 5H; Padan 4G… rải xung quanh gốc chuối để diệt tuyến trùng và một số côn trùng gây hại vùng rễ cây chuối, để hạn chế vết thương cơ giới do chúng gây ra, từ đó hạn chế bớt “cửa ngõ” xâm nhập của nấm bệnh vào trong cây.

Trừ bệnh

- Với những cây đã bị bệnh, phải chặt bỏ rồi bứng hết gốc rễ đem ra khỏi vườn tiêu hủy, sau đó rải vôi bột hoặc tưới dung dịch của những loại thuốc nước (vừa nêu trên) vào chỗ vừa nhổ bỏ cây để khử trùng đất trước khi trồng chuối trở lại.Những khóm chuối còn lại trên vườn phải tưới gốc để chống nấm xâm nhiễm bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP, Zineb, Tilt, Score, Anvil...

- Nếu vườn chuối bị bệnh nặng nên ngừng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh, luân canh với cây trồng khác sau ít nhất 1 năm mới trồng chuối trở lại.

Nguồn tham khảo: nongnghiep.vn, khoahocnhanong.com.vn.

Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger