KHẮC PHỤC BỆNH HÉO RŨ, CHẾT VÀNG TRÊN CÀ CHUA, ỚT, HỌ BẦU, BÍ, DƯA

Tên khoa học: Fusarium sp.

Tên tiếng Anh: Fusarium wilt

Tác nhân gây hại: do nấm Fusarium sp., bao gồm: Fusarium Oxysporum, Fusarium orthoceras Appel...
 

Quy luật phát sinh gây hại của bệnh héo rũ chết vàng:

- Nấm phát triển nhanh ở thời tiết nóng ấm (nhiệt độ 25-30oC). Ruộng đất cát, chua (pH 4 - 5), thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều.

- Đất trầm thủy, úng nước trong mùa mưa. Đất trồng độc canh cây bầu bí dưa cũng là nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. 
- Nấm bệnh cũng dễ dàng lây lan qua vết thương cơ giới hay tuyến trùng, côn trùng chích hút rễ cây.

-  Bệnh có thể xâm nhập vào củ thông qua vết thương xây xát khi thu hoạch và gây thối khô củ trong quá trình bảo quản.
 

Triệu chứng bệnh héo rũ, chết vàng trên một số loại cây trồng

  • Triệu chứng bệnh héo rũ chết vàng trên cây cà chua Fusarium Oxysporum

Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái.

Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục.

Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum. Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.





Cây cà chua bị bệnh héo rũ chết vàng

Nếu cây chết chậm hơn, quan sát phần gốc cây vẫn bình thường, nhổ cây lên tách phần vỏ ra ta thấy có những sọc đen chạy dọc theo thân là do vi khuẩn Pseudomonas solanacaerum Smith làm nghẽn mạch nhựa.


Triệu chứng héo rũ, vi khuẩn tuôn ra từ mạch nhựa

Lưu ý:

Bà con cần phân biệt với bệnh héo xanh vi khuẩn, nếu cây chết chậm hơn, quan sát phần gốc cây vẫn bình thường, nhổ cây lên tách phần vỏ ra ta thấy có những sọc đen chạy dọc theo thân là do vi khuẩn Pseudomonas solanacaerum Smith làm nghẽn mạch nhựa. Với trường hợp này, bà con nên dùng thuốc đặc trị vi khuẩn để trị bệnh.
 

  • Triệu chứng bệnh héo rũ chết vàng trên cây ớt

– Bệnh thường gây hại giai đoạn cây con đến ra hoa, quả. 

– Triệu chứng điển hình là lá biến vàng và héo dần từ lá dưới gốc lên lá trên ngọn, cây sinh trưởng kém, cuối cùng toàn cây bị héo và chết.

– Gốc và rễ cây bệnh có vết nâu rồi khô dần, bó mạch trong thân cây hóa nâu. Phần gốc gần mặt đất teo tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ.

– Lá cây chết có màu vàng và khô. Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng.


Cây ớt bị bệnh héo rũ chết vàng 

Thời gian phát bệnh: Bệnh thường gây hại nặng ở những ruộng nhiễm bệnh vụ trước. Điều kiện nhiệt độ từ 18 – 34oC, ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển.
 

  • Triệu chứng bệnh héo cây, héo rũ, chết vàng trên cây họ bầu, bí, dưa





    (A) Triệu chứng héo vàng (Fusarium) trên dưa; (B) Nấm bệnh tấn công mạch nhựa của cây; (C) Bệnh có thể gây chết hàng loạt.

    - Cây bị mất nước, chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, trên cây con bệnh làm chết rạp từng đám. Trên cây trưởng thành, nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái, cây dưa bị héo từng nhánh, sau đó héo đột ngột như bị thiếu nước rồi chết cả cây. 
    - Nấm xâm nhập phá hại gốc cây làm gốc và rễ bị thối đen, cây còn nhỏ thì bị héo như mất nước và chết khô. Trên cây đã lớn lúc đầu có biểu hiện sinh trưởng kém, sau đó các lá biến vàng từ gốc trở lên, cây dưa bị héo từng nhánh, cuối cùng cả cây héo chết, cắt ngang thân thấy mạch dẫn bên trong bị nâu đen.
    - Vi sinh vật lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan ít nhiều đến tuyến trùng và ẩm độ đất. Nấm Phytophthora sp. cũng được ghi nhận gây nên bệnh này.

  • Cách khắc phục:

    – Thoát nước thật tốt, không để bộ rễ bị ngập hay quá ẩm ướt.
    –  Luân canh cây trồng khác họ. Sử dụng giống kháng.
    – Cần vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ cây bệnh để tiêu hủy ngay tránh lây lan sang cây chưa bị bệnh, rắc vôi hoặc tưới gốc khử trùng đất.
    – Bón vôi trước khi trồng. Dùng phân hữu cơ hoai mục, tăng cường nhiều vi sinh vật đối kháng làm hạn chế nguồn bệnh, bón phân cân đối để cây khỏe.

    – Phun định kỳ chế phẩm nano bạc đồng & nano đồng oxyclorua HLC để phòng trừ nấm khuẩn hại thân lá cành và nấm khuẩn trong đất. Bên cạnh đó bà con nên bổ sung đan xen thêm các chế phẩm vi sinh để tăng đề kháng, hạn chế tối đa mầm bệnh gây hại cho cây, giúp rễ ra mạnh, lá xanh tốt như chế phẩm Trichoderma Bacillus, EM HLC đặc trị tuyến trùng, EM ROOT, EM Plus HLC.





    – Bón thêm phân Lân, Kali để làm tăng khả năng đề kháng của rễ cây đối với bệnh và kích thích ra thêm rễ mới, để cây phục hồi nhanh hơn.

    Nguồn tham khảo: camnangcaytrong.com
Hoặc gửi liên hệ cho chúng tôi theo mẫu dưới đây:
Dấu * là phần không được để trống

►TIN NỔI BẬT

Call
Gọi ngay
Call
Zalo
Call
Messenger