1. Thời điểm và liều lượng bón phân cho na hợp lý
1.1. Giai đoạn sau khi thu hoạch
- Trước hết đến cây na phát triển mạnh, nói đến tính lâu dài, quyết định thì cần chú ý đến ở thời điểm này cần bổ sung dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn sau khi cây thu hoạch. Bón ở thời điểm này được xem như đặt ”nền móng” tạo cở sở vững chắc cho cây phát triển sau này. Lúc này có thể bón cho cây phân bón như: NPK có chứa thêm các yếu tố vi lượng. Hàm lượng NPK có thể là 10-10-20, 19-19-19 hoặc 10-10-10
1.2. Giai đoạn cây na ra hoa
- Ở thời điểm này kỵ nhất là cung cấp dinh dưỡng cho cây
- Tuyệt đối không bón phân bón, tưới nước không tác động bật kỳ điều gì đến cây ở giai đoạn này. Kể cả khi cây bị các loại sâu bệnh tấn công đang ở dưới ngưỡng gây hại thì vẫn không nên sử dụng thuốc cho cây, nếu trường hợp xấu nhất như sâu bệnh gây hại mạnh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoa thì mới nên sử dụng các loại thuốc phun cho cây.
1.3. Giai đoạn sau khi đậu quả đến khi thu hoạch
- Sau khi cây đậu quả được 2-4 tuần thì tiến hàng bón lần bón thứ nhất
- Đợt bón phân là thứ 2 cách lần bón thứ 1 khoảng 1 tháng
- Hoặc nếu trường hơp không bón ở đợt này thì bón cho ở trước khi thu hoạch 4 tuần.
- Với cây khoảng được 5 năm tuổi, có thể bón 4kg NPK chia làm 3 lần bón như trên hoặc với số lần bón là 4 lần thì lượng mỗi lần bón là 1kg.
2. Các phương thức bón phân cho cây na đơn giản mà đạt hiệu quả cao
- Hòa nước: Khi trời khô có thể áp dụng cách này vì cho cây dễ hấp thụ và là 1 lần cung cấp nước cho cây tưới gốc cây, Với tỷ lệ như: 1kg NPK cho 7-10L nước sạch.
- Bón trực tiếp: Nếu đất ẩm bón theo hình chiếu tán lá cây, xới nhẹ lớp đất bề mặt, tránh làm ảnh hưởng bộ rễ, bón phân và lấp đất lại.
3. Lượng nước cần thiết cho cây na ở giai đoạn nuôi hoa đến thu hoạch
- Cần chú ý đến điền kiện thời tiết cụ thể để chỉnh được lượng nước tưới cho cây.
- Lượng nước tưới cho cây sao cho cây đạt độ ẩm ở mức 70% là tốt nhất. Ở ngưỡng độ ẩm này cây có thể phát triển tốt, tỷ lệ lây nhiễm sâu bệnh hại là thấp nhất.
4. Quản lý sâu bệnh hại trên cây na
- Cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây để phát hiện phòng và chống các bệnh trên cây kịp thời
- Một số bệnh thường gặp như: Thối rễ, đục thân, đục quả, ráp phấn,..
- Đặc biệt trên cây na có bệnh thán thư, thối rễ một bệnh khá nguy hiểm khi na mắc phải.
Bệnh thán thư sẽ gây hiện tương đen trái cho cây, khiến ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng quả rất nhiều
Bệnh thứ 2 là bệnh thối rễ, đặc biệt vào mùa mưa, rễ rất dễ bị ẩm, nám tấn công rất nhiều.
Một số sâu bệnh 2 cần lưu ý:
+ Rệp sáp:
Rệp gây hại bằng cách cả con trưởng thành và con rệp non đều bu bám ở trên đọt lá non, trên hoa, trên trái… chích hút nhựa của những bộ phận này. Nếu không phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời, rệp có thể làm cho lá non bị vàng úa, khô rụng sớm, trái bị thui chột không lớn được có khi bị khô cháy. Những trái lớn mới bị rệp gây hại nhiều thì lượng đường giảm, ăn rất lạt.
Ngoài ra, chất thải của rệp còn chứa nhiều đường mật, tạo thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp của cây. Rệp sáp xuất hiện quanh năm trên các vườn na, gây hại nặng vào mùa nắng.
Biện pháp phòng và trị rệp sáp :
- Trồng na với mật độ hợp lý, không nên trồng quá dày.
- Sau khi thu hoạch vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy tàn dư xung quanh gốc cây, cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành tược, cành sát mặt đất, dọn sạch cỏ, lá cây rụng trong vườn, làm cho vườn cây thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế nơi sinh sống của rệp sáp.
- Tưới nước, bón phân đầy đủ nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp. Trong quá trình tưới chống hạn cho cây, nên sử dụng vòi bơm nước phun mạnh vào chỗ có nhiều rệp sáp đeo bám nhằm rửa trôi, tạo độ ẩm trên cây và giảm mật độ rệp sáp.
- Nếu cây (hoặc dưới gốc cây) na có nhiều kiến đen, kiến rện… cần phun thuốc diệt kiến, để hạn chế kiến “cõng” rệp di chuyển sang phá hại cành khác, cây khác.
- Biện pháp sinh học: Bảo vệ và lợi dụng quần thể thiên địch tự nhiên có sẵn trên vườn mãng cầu ta như bọ rùa, bọ mắt vàng, bọ cánh gân, bọ xít đỏ, ong và nấm ký sinh để kiểm soát rệp sáp. Biện pháp sử dụng thuốc sinh học bà con tham khảo chế phẩm sinh hoch BIO Plus HLC phun định kỳ để phòng rệp sáp hoặc trừ ở tỷ lệ vừa phải
- Biện pháp hóa học: Thường xuyên kiểm tra vườn cây mãng cầu (ít nhất 1 tuần/lần), chú ý vào những bộ phận (chồi non, lá non, hoa, quả non) mà rệp sáp hay xuất hiện và gây hại để phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc hóa học. Khi mật độ rệp cao có thể phun một trong những loại thuốc như, MOvento, Goldra 250WG, DRAGON 585EC, … Về liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc.
+ Sâu đục quả:
Thành trùng là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ, sâu non dài khoảng 20-22mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả. Triệu chứng để thấy là bên ngoài vỏ quả có phân sâu đùn ra ngoài. Thường một quả có nhiều sâu phá hại.
Biện pháp phòng trị:
Khi na có quả, cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời. Loại bỏ những quả bị sâu ra khỏi vườn. Sử dụng một trong các loại thuốc như sau: SHERZOL 205EC (20 ml pha cho 1 bình 8 lít nước phun khi quả cỡ ngón tay út); SECSAIGON 25EC, FENBIS 25EC… Chú ý phun kỹ vào quả, không cần phun tràn lan cả vườn để hạn chế lượng thuốc sâu sử dụng đồng thời duy trì được quần thể thiên địch trong vườn, cũng cần bảo đảm thời gian cách ly như quy định.
+ Bọ vòi voi gây hại hoa na:
Trưởng thành là một loài bọ cánh cứng có màu nâu lợt, đầu kéo dài ra trước tựa như cái vòi, miệng nhai ở cuối vòi. Con cái đẻ trứng vào các vết đục trên cánh hoa. Cả thanh trùng và ấu trùng đều ăn, đục phá cánh hoa. Tấn công hoa mới nở làm cho hoa đen và khô, các hoa bị khô vẫn dính vào cây. Mỗi hoa có thể có từ 5-10 con bọ vòi voi.
Biện pháp phòng trị:
Do bọ vòi voi thường ẩn nấp trong cánh hoa nên các loại thuốc trừ sâu thông thường ít hiệu quả với chúng. Phải sử dụng các loại thuốc có tính xông hơi mạnh mới có thể xua đuổi con trưởng thành và tiêu diệt được ấu trùng. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: DRAGON 585EC pha 10ml cho 1 bình 8 lít nước, SAGO-SUPER 20 EC pha 25ml cho 1 bình 8 lít nước, PYRINEX 20 EC pha 25ml cho 1 bình 8 lít nước phun đẫm lên hoa trước khi đa số hoa trên cây nở.
+ Bệnh thán thư:
Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây na. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.
Biện pháp phòng trị:
Phun ngừa từ khi quả còn nhỏ đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nên phun định kỳ khoảng nửa tháng một lần, có thể sử dụng chế phẩm nano bạc đông và nano đồng oxyclorua kết hợp phun định kỳ.
+ Bệnh thối rễ:
Do nấm Fusarium solani gây ra. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cây bị chết.
Biện pháp phòng trị :
– Không để vườn na bị đọng nước vào mùa mưa.
– Hàng năm, bón bổ sung vôi và dùng cặp đôi Nano bạc đồng & Nano đồng oxyclorua pha theo chỉ dẫn tưới vào gốc 2-3 lần cũng hạn chế được bệnh, ngoài ra định kỳ 1 năm nên bổ sung định kì chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus và EM ROOT HLC, EM HLC đặc trị tuyến trùng 3-4 lần/ năm để đảm bảo hệ rễ khỏe mạnh, chống thối rễ vàng lá.
Nguồn: tham khảo: camnangcaytrong